Những cân nhắc để đánh giá mức độ sẵn sàng EUDR của Indonesia đối với phân loại quốc gia – Trường hợp với Cọ dầu

Một báo cáo mới nhất của Indonesia với tiêu đề “Considerations for benchmarking Indonesia’s EUDR readiness – What the palm oil example reveals”, tạm dịch “Những cân nhắc để đánh giá mức độ sẵn sàng EUDR của Indonesia đối với phân loại quốc gia – Ví dụ về dầu cọ tiết lộ điều gì”.

Báo cáo này nêu ra: Nạn phá rừng để sản xuất dầu cọ, vốn đã suy giảm trong nhiều năm, gần đây do nhu cầu xuất khẩu dầu cọ và tiêu thụ trong nước tăng ở Indonesia. Việc chuyển đổi rừng sang trồng cọ dầu vẫn tiếp tục sau ngày 31 tháng 12 năm 2020 (cut-off date) của EUDR và ​​thậm chí còn tăng nhanh tốc độ vào năm 2022. Việc mở rộng diện tích sản xuất dầu có này cũng đã dẫn đến xung đột gia tăng hơn giữa cộng đồng địa phương và chủ đồn điền. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi rừng để trồng Cọ dầu thiếu minh bạch, khó tiếp cận dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc gây lên khó khăn khi giám sát việc thực thi việc tuân thủ EUDR. Những người nông dân sản xuất nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương do sự chậm trễ của thủ tục hành chính và dễ bị loại khỏi chuỗi cung hơn so với các chủ đồn điền. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị về sửa đổi các quy định luật để tăng cường bảo vệ môi trường, cải thiện tính minh bạch của thông tin, dữ liệu và ưu tiên những người nông dân sản xuất nhỏ có được chứng nhận về tính bền vững trong chuỗi cung dầu cọ.

Chi tiết về báo cáo xin xem file đính kèm theo.