Chuẩn hóa quy trình quản lý các cơ sở gây nôi động vật hoang dã

Giới thiệu chung về phần mềm

  • Chăn nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam khá phổ biến, đa dạng về loài nuôi (gần 400 loài) nhưng thiếu thông tin cập nhật phục vụ quản lý nhà nước do việc chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, biến động theo thị trường và thiếu công cụ hỗ trợ điều tra (ghi chép vào sổ sách giấy, biểu mẫu sổ khó ghi chép gây khó khăn trong công tác thống kê, cập nhật) cũng như lực lượng kiểm lâm địa bàn còn mỏng.
  •        Để quản lý cơ sở dữ liệu và thực hiện theo hoạt động Chuyển đổi số của Bộ, Dự án FAO đã tài trợ thực hiện nhiệm vụ chuẩn hóa quy trình để giúp cơ quan kiểm lâm các cấp cập nhật, quản lý, xử lý dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng, thống nhất, liên tục, khoa học, đa chiều và tăng chu kỳ cập nhật đồng thời là cơ sở dữ liệu đầu vào quan trọng trong chuyển đổi số.
  • Cơ sở dữ liệu cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ cập nhật thông tin, báo cáo, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, cấp mã số cơ sở theo như các nghị định 06/2019 và 84/2021.

2)      Mục tiêu:

  • Xây dựng công cụ cho phép các cơ quan kiểm lâm quản lý hiệu quả các cơ sở gây nôi ĐVHD thông qua việc lưu trữ và cập nhật thông tin về các cơ sở nuôi, loài nuôi.
  • Cung cấp các bảo cáo tổng hợp, chi tiết, cập nhật phục vụ công tác quản lý nhà nước về ĐVHD.
  • Góp phẩn quản lý, truy xuất nguồn gốc động vật.
  • Làm phần thu thập thông tin phục vụ cho các hoạt động chuyển đổi số sau này.

3)      Đối tượng áp dụng:

  • Ban đầu phần mềm được thiết kế cho cán bộ kiểm lâm địa bàn và cơ quan kiểm lâm các cấp phục vụ cập nhật và báo cáo số lượng động vật, cơ sở nuôi theo nghị định 06. Tuy nhiên, trong quá trình tham vấn với các địa phương, phần mềm hiện nay đã cho phép chủ cơ sở nuôi sử dụng để cập nhật số lượng biến động, lập sổ theo dõi điện tử và lập bảng kê lâm sản, hồ sơ lâm sản.

4)      Kết quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý

  • Được USAID hỗ trợ thông qua tổ chức FAO, cơ quan thẩm quyền CITES Việt nam đã xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu từ năm 2020. Dự án đã tổ chức 42 lớp tập huấn cơ bản, tập huấn nhắc lại, tập huấn nâng cao theo hình thức trực tiếp cũng như trực tuyến với 887 lượt cán bộ kiểm lâm các cấp trong đó có 135 cán bộ được tập huấn các lớp giảng viên nguồn chuyên sâu về quản lý tài khoản, quản lý phần mềm tại cấp chi cục.
  • Đồng thời với quá trình tập huấn, dữ liệu về các cơ sở nuôi của 54 tỉnh thành cũng đã được cập nhật lên hệ thống với 11,968 cơ sở nuôi, hơn 2,5 triệu cá thể trong đó có 30 tỉnh thành thường xuyên sử dụng, cập nhật biến động, khai thác dữ liệu và áp dụng cho địa bàn tỉnh mình. Một số tỉnh còn chủ động tập huấn cho cán bộ kiểm lâm địa bàn để thử nghiệm áp dụng phần mềm trong việc quản lý dữ liệu.
  • Theo cán bộ kiểm lâm các tỉnh Hà Giang, và Ninh Bình, Phần mềm CSDL đã giúp các cơ quản kiểm lâm các cấp dễ dàng hơn trong việc cập nhật số lượng, đơn giản, kịp thời và nhanh chóng trong khâu lập báo cáo về thành phần, phân bố, số lượng, chủng loại động vật. Phần mềm cho phép tự động chia các nhóm động vật theo mức độ bảo vệ. Cho phép báo cáo cập nhật, kịp thời biến động về tổng đàn, cơ cấu đàn, khả năng sinh sản để giúp định hướng quản lý cũng như kết nối thị trường. Ngành kiểm lâm còn có thể sử dụng thông tin trong việ kiểm soát đăng ký, kê khai, truy xuất nguồn gốc tuân thủ các quy định quản lý. Nắm được thông tin phân bố đàn trên địa bàn giúp cho các cơ quan nhà nước giám sát, theo dõi, đánh giá được nguy cơ lây lan dịch bệnh, quản lý tăng đàn, thực hiện các công tác truyền thông và các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt